Người ta thường có câu rằng “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp tiếng Việt”, thế mới thấy tiếng Việt của chúng ta phong phú và đa dạng đến nhường nào. Không những có những từ ngữ, thuật ngữ từ dân gian truyền lại, từ ngữ vùng miền mà ngày nay chúng ta còn có cả từ ngữ của giới trẻ, đặc biệt là Gen Z. Trong từ điển của Gen Z, có rất nhiều từ ngữ mà nếu không tìm hiểu chắc chắn chúng ta sẽ không thể nào hiểu được. Trong đó, có từ mãi keo, hiện đang được nhiều bạn trẻ sử dụng. Vậy mãi keo là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.
Mãi keo là gì? Mãi keo là cụm từ tiếng lóng của cộng đồng Gen Z, thường được dùng để nói về tình bạn keo sơn, gắn bó bền chặt như keo dính không thể tách rời của hai người hoặc một nhóm bạn. Ngoài ra, từ mãi keo còn được dùng giống như một lời khen ngợi dành cho những cô gái có nhan sắc xinh đẹp, thân hình quyến rũ.
Tìm hiểu về cụm từ mãi mận, mãi keo là gì?
Dạo gần đây, nếu lướt trên các diễn đàn, mạng xã hội chắc không khó để chúng ta bắt gặp những cụm từ như mãi mận, mãi keo. Đã có không ít người cảm thấy thắc mắc không hiểu 2 từ ngữ này có nghĩa là gì mà lại được nhiều bạn trẻ sử dụng đến thế. Vì thế, ngay sau đây chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu về cụm từ mãi mận, mãi keo có nghĩa là gì nhé.
Mãi mận là gì?
Mãi mận là một dạng từ lóng mà các bạn trẻ dùng để nói lái lại cụm từ “mãi mặn mà”, trong đó từ “mận” được đọc lái từ từ “mặn”. Chúng ta cũng biết từ “mặn mà”, vốn là từ được dùng để khen ngợi một người nào đó về nhan sắc xinh đẹp của họ, hoặc là khen ngợi tính cách hài hước của người đó.
Bên cạnh đó, Gen Z còn sáng tạo hơn bằng cách ghép từ “mãi mận” chung với tên của các loại trái cây khác như vải, xoài, cóc, ôi,…để ra những cụm từ “mãi mận vải”, “mãi mận xoài cóc ổi”,…
Mãi keo là gì?
Còn đối với từ “mãi keo”, cũng là một từ ghép được ghép với từ mãi thể hiện cho sự “mãi mãi”, còn riêng về từ “keo” thì sẽ có rất nhiều nghĩa. Trong tiếng việt của chúng ta, từ keo có nghĩa gốc là tên của một loại chất kết dính, thường được biết với tên “keo dán” hay “keo dính”. Ngoài ra, từ “keo” còn được hiểu theo từ “keo sơn”, nghĩa là sự gắn bó, khăng khít giữa người với người.
Chính vì thế, từ “mãi keo” được dùng với ý nghĩa chỉ sự gắn bó, thân thiết với nhau, lúc nào cũng bên cạnh, như hình với bóng, như keo dính không thể tách rời. Từ này thường được dùng để chỉ những người hoặc nhóm bạn thân của nhau.
Mãi mận mãi keo là gì?
Khi đã tìm hiểu ý nghĩa của mãi mận và mãi keo rồi thì giờ đây các bạn đã biết ý nghĩa của cụm từ mãi mận mãi keo là gì chưa? Thật ra, cụm từ mãi mận mãi keo cũng mang ý nghĩa chỉ tình bạn của hai hoặc nhóm nhiều người chơi thân với nhau, tình bạn giữa họ vô cùng gắn bó, thân thiết, không thể tách rời và lúc nào những người bạn này cũng ở bên cạnh giúp đỡ lẫn nhau.

Nguồn gốc của từ mãi mận, mãi keo là từ đâu?
Những cụm từ Gen Z như “mãi mận mãi keo” không chỉ được các bạn trẻ ưa chuộng, mà thậm chí còn được cả những diễn viên, người mẫu, hoa hậu, ca sĩ,…những người nổi tiếng, social star yêu thích sử dụng. Mặc dù thịnh hành là thế nhưng khi hỏi về nguồn gốc và người sáng chế ra những cụm từ này thì không phải ai cũng biết.
Theo như chúng tôi tìm hiểu, những từ ngữ Gen Z như mãi mận và mãi keo vốn không phải được sáng chế ra bởi người thuộc Gen Z, mà lại đến từ một người đã quá quen thuộc với cộng đồng mạng từ Gen Z, cho đến những thế hệ Gen trước nữa, đó chính là “hot girl chuyển giới” một thời Linda, thường tự xưng là “cô Cẩm Lan” hay “Cẩm Lan Sục”.
Linda tên thật là Mai Kim Trí, sinh năm 1995, là một người chuyển giới khá nổi tiếng từ thời Gen Y cho đến nay. Linda nổi tiếng không phải nhờ vào nhan sắc hay tài năng gì đặc biệt, mà là nhờ vào những tai tiếng của mình. Mặc dù không phải là người hoạt động trong showbiz, nhưng Linda vẫn có một lượng fan khá khủng trên các trang mạng xã hội của mình.
Về nguồn gốc của từ mãi keo, mãi mận, keo lỳ,…và vô số những từ ngữ khác, thì đều được Linda sử dụng trong các video clip của mình. Những video clip của Linda thu hút sự theo dõi của rất nhiều bạn trẻ, bởi sự hài hước, nói chuyện dí dỏm và những câu chửi thề “giòn miệng” của mình. Cũng chính vì được nhiều người theo dõi và yêu thích nên những từ ngữ tiếng lóng của Linda sử dụng đã nhanh chóng được nhiều người sử dụng theo và trở nên thịnh hành.

Tìm hiểu những từ ngữ khác trong từ điển Gen Z
Bên cạnh cụm từ mãi mận mãi keo ra thì trong từ điển Gen Z hiện nay thịnh hành rất nhiều từ ngữ khá lạ nhưng cũng không kém phần thú vị. Hãy cùng tìm hiểu cùng chúng tôi để bổ sung thêm vốn từ mà giới trẻ ưa chuộng để hiểu hơn về ngôn ngữ Gen Z nhé:
Kiwi kiwi: ngon
Đít: đẹp
Trinh: quyến rũ
Mắc cỡ quá 2 ơi: em ngại dùm chị luôn á
Địa lý : đạo lý
Ngữ văn : văn minh
Toán học : thẳng tính
Lịch sử : lịch sự
Thể dục : thể hiện
Shop, xốp: cách xưng hô với bạn bè
Hiền hồ: Loli (nhỏ nhắn, búp bê)
Mãi keo: mãi mãi bên nhau không thể rời xa
Keo lì = Tái châu = quế lầu: xinh đẹp

Zdịu: dịu dịu
Chả quyên = mãi mận: mặn mà
Chả lụa: trắng trẻo, hồng hào
Chả chua: gợi cảm, mặn mà
Bạc xỉu: đẹp, non nớt
Tái châu = tái chanh: ngây thơ
Sốt cà: cá tính
Trầm: mong manh
Kem: tươi tắn
Bò viên: vóc dáng tròn trịa, mũm mĩm, dễ thương
Cà nhính, cà nhính : 1 chút xíu
Cậu be: tinh hoa hội tụ, phụ nữ “gấc iu”
Hy vọng rằng qua những thông tin mà bài viết chia sẻ đã giúp các bạn hiểu được cụm từ mãi mận mãi keo là gì. Qua đó, cũng phổ cập thêm cho mình nhiều từ ngữ thú vị khác trong từ điển Gen Z để không trở thành “người tối cổ” đi sau thời đại. Tuy nhiên, những từ ngữ này chỉ nên sử dụng với bạn bè, những người “bằng vai phải lứa”, mang tính chất vui vẻ, hài hước thôi các bạn nhé.